Picasa là một dịch vụ lưu trữ ảnh miễn phí của Google và Picasa cũng được tích hợp sẵn vào Blogger.Khi bạn đăng kí Blogger thì đồng thời một tài khoản Picasa cũng được tạo ra gắn kèm với tài khoản Google của bạn, mỗi khi bạn upload hình ảnh lên Blogger thì chính hình ảnh đó sẽ tự động được lưu vào trong album trên Picase với tên album cũng chính là tên Blog của bạn.
Thật tuyệt vời khi Google cung cấp Picasa như một dịch vụ miễn phí đi kèm, giúp chúng ta không phải khó khăn trong việc tìm hosting up ảnh mỗi khi viết bài. Nhưng có một điều băn khoăn là khi viết bài mà hình ảnh có kích thước quá khổ thì các bạn sẽ làm thế nào ? Có một số bạn sẽ giữ nguyên kích thước ảnh gốc và chèn ảnh vào bài viết với kích thước hiển thị được tùy chỉnh bằng HTML (scale image). Việc này có thể nhanh chóng và tiện lợi nhưng đổi lại, blog của bạn sẽ load một cách ì ạch và làm lãng phí tài nguyên.
Trong khi đó, một số blogger chuyên nghiệp sẽ :
- Chỉnh sửa ảnh bằng một phần mềm đồ họa.
- Thay đổi kích thước cho phù hợp và lưu ở Local Computer.
- Up lại ảnh lên Blogger.
Và nếu như có nhiều hình ảnh thì lại tiếp tục thực hiện các bước trên. Nếu là bạn thì bạn sẽ lựa chọn cách thức nào ? Dù bạn chọn cách nào trong 2 cách trên thì cũng sẽ là rất lãng phí công sức và thời gian. Vì vậy, ở bài viết này Omegakd sẽ giới thiệu với các bạn một phương pháp độc đáo để tùy chỉnh kích thước hình ảnh cho phù hợp với nhu cầu, một trong nhưng đặc điểm thú vị của Blogger (Picasa).
Đầu tiên, mình có một ảnh gốc với kích thước 2000px x 2000px . Đây là Direct Link đến ảnh ở trên server riêng của mình.
Và đây là ảnh sau khi mình upload lên Blogger (Picasa) :
Nhìn vào đường link trên, các bạn chú ý đoạn s1600 đứng trước tên file. Đoạn s1600 này cho biết kích thước file ảnh là 1600 và là kích thước mặc định (tức link tới ảnh gốc). Điều này còn có nghĩa là 1600px là kích thước lớn nhất mà Picasa cho phép lưu trữ.
Điều gì xảy ra nếu Width (bề ngang) và Height (bề dọc) khác nhau ?
Ảnh minh họa ở trên có kích thước 2000px x 2000px, có kích thước bề ngang và dọc bằng nhau.
Bây giờ mình sẽ thử upload một ảnh có kích thước 2000px x 1200px lên Blogger. Đây là Direct Link trên server riêng của mình.
Link trên Picasa:
Ở ảnh trên các bạn có thể thấy là Picasa đã tự động điều chỉnh width thành 1600px và height thành 960px, giữ nguyên đúng với tỉ lệ của ảnh gốc (2000x1200)!
Vậy làm thế nào để thay đổi kích thước ảnh ?
Các bạn có thể dễ dàng thay đổi kích thước ảnh tùy ý bằng việc up ảnh trực tiếp lên Picasa và chọn ảnh với "kích thước ban đầu" , nếu bạn muốn ảnh có độ phân giải 580px thì chỉ việc thay s1600 thành s580 (chú ý: chữ s rất quan trọng, nếu bạn bỏ thiếu thì ảnh sẽ không hiển thị được đâu nhé)
Và thế là bạn đã có bức ảnh với kích thước 580x348px , tương ứng với độ phân giải ban đầu của bức ảnh gốc.
Thế nếu muốn Crop ảnh thì thế nào ?
Rất may mắn là Picasa cũng cho phép chúng ta crop ảnh đã up thành những hình vuông hoàn hảo. ^^
Sau khi bạn thay kích thước ảnh mong muốn, chỉ cần thêm -c và đằng sau kích thước ảnh. Ví dụ như là : s200-c
Xem ảnh bên dưới :
Thủ thuật này rất hay phải không ? Nhưng áp dụng ở đâu đây ?
Bạn muốn áp dụng thủ thuật này thế nào là tùy ý của bạn nhưng mình xin đưa ra một vài hướng sử dụng như sau :
Như vấn đề đã đề cập ở đầu bài, mỗi khi post bài và cần tùy biến kích thước ảnh cho phù hợp, bạn có thể áp dụng cách này. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách này trong việc thiết kế template, ví dụ như là crop image để làm ảnh thu nhỏ cho bài viết chẳng hạn.
Bên cạnh đó,nếu bạn dán link sau vào khung địa chỉ trình duyệt :
Trình duyệt sẽ lập tức hiển thị bức ảnh như bình thường. Nhưng nếu bạn thêm -d vào sau kích thước ảnh như sau s900-d thì thế nào ?
Trình duyệt của chúng ta sẽ không hiển thị bức ảnh mà sẽ lập tức hiển thị hộp download bức ảnh về máy. Rất thích hợp nếu bạn muốn làm gallery ảnh và người dùng chỉ cần click vào tấm ảnh để tải về.
Chú ý : Nếu bạn muốn tải ảnh đã crop sẵn thì thêm -c-d vào nhé. Ví dụ : s900-c-d
Chúc các thành công và đừng quên share bài viết này nếu các bạn thấy nó có ích nhé !
Thật tuyệt vời khi Google cung cấp Picasa như một dịch vụ miễn phí đi kèm, giúp chúng ta không phải khó khăn trong việc tìm hosting up ảnh mỗi khi viết bài. Nhưng có một điều băn khoăn là khi viết bài mà hình ảnh có kích thước quá khổ thì các bạn sẽ làm thế nào ? Có một số bạn sẽ giữ nguyên kích thước ảnh gốc và chèn ảnh vào bài viết với kích thước hiển thị được tùy chỉnh bằng HTML (scale image). Việc này có thể nhanh chóng và tiện lợi nhưng đổi lại, blog của bạn sẽ load một cách ì ạch và làm lãng phí tài nguyên.
Trong khi đó, một số blogger chuyên nghiệp sẽ :
- Chỉnh sửa ảnh bằng một phần mềm đồ họa.
- Thay đổi kích thước cho phù hợp và lưu ở Local Computer.
- Up lại ảnh lên Blogger.
Và nếu như có nhiều hình ảnh thì lại tiếp tục thực hiện các bước trên. Nếu là bạn thì bạn sẽ lựa chọn cách thức nào ? Dù bạn chọn cách nào trong 2 cách trên thì cũng sẽ là rất lãng phí công sức và thời gian. Vì vậy, ở bài viết này Omegakd sẽ giới thiệu với các bạn một phương pháp độc đáo để tùy chỉnh kích thước hình ảnh cho phù hợp với nhu cầu, một trong nhưng đặc điểm thú vị của Blogger (Picasa).
Đầu tiên, mình có một ảnh gốc với kích thước 2000px x 2000px . Đây là Direct Link đến ảnh ở trên server riêng của mình.
Và đây là ảnh sau khi mình upload lên Blogger (Picasa) :
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiSJo-nW7G4SmKlcp7a7ECSQr28s_yCBXIfmeUmHeb0efxy8K6mz5014EeSI2sr_uvRnHd7ukUEj2Fyk8xJF-O_1tGN-Argw_uHzf02ixdB96E2fdWVjY5iOH7sH3B_bvgzz8aCRHPt4WQ/s1600/demo-2000x2000.jpg
Nhìn vào đường link trên, các bạn chú ý đoạn s1600 đứng trước tên file. Đoạn s1600 này cho biết kích thước file ảnh là 1600 và là kích thước mặc định (tức link tới ảnh gốc). Điều này còn có nghĩa là 1600px là kích thước lớn nhất mà Picasa cho phép lưu trữ.
Điều gì xảy ra nếu Width (bề ngang) và Height (bề dọc) khác nhau ?
Ảnh minh họa ở trên có kích thước 2000px x 2000px, có kích thước bề ngang và dọc bằng nhau.
Bây giờ mình sẽ thử upload một ảnh có kích thước 2000px x 1200px lên Blogger. Đây là Direct Link trên server riêng của mình.
Link trên Picasa:
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEji3dORMGlY6V50vfexdvOgBF8eVkylEN1VxoDul-N9A9PCv0URNkmH8K3Fiz_4pJ4b8ZVr5KuP1hSMLt1yAIWOpO5SRmo1zBzOm6SMkrKuWG-gL88EMREhCdcgDF7LegW-L5IQ3lvwD_w/s1600/demo-2000x1200.jpg
Ở ảnh trên các bạn có thể thấy là Picasa đã tự động điều chỉnh width thành 1600px và height thành 960px, giữ nguyên đúng với tỉ lệ của ảnh gốc (2000x1200)!
Vậy làm thế nào để thay đổi kích thước ảnh ?
Các bạn có thể dễ dàng thay đổi kích thước ảnh tùy ý bằng việc up ảnh trực tiếp lên Picasa và chọn ảnh với "kích thước ban đầu" , nếu bạn muốn ảnh có độ phân giải 580px thì chỉ việc thay s1600 thành s580 (chú ý: chữ s rất quan trọng, nếu bạn bỏ thiếu thì ảnh sẽ không hiển thị được đâu nhé)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEji3dORMGlY6V50vfexdvOgBF8eVkylEN1VxoDul-N9A9PCv0URNkmH8K3Fiz_4pJ4b8ZVr5KuP1hSMLt1yAIWOpO5SRmo1zBzOm6SMkrKuWG-gL88EMREhCdcgDF7LegW-L5IQ3lvwD_w/s580/demo-2000x1200.jpg
Và thế là bạn đã có bức ảnh với kích thước 580x348px , tương ứng với độ phân giải ban đầu của bức ảnh gốc.
Thế nếu muốn Crop ảnh thì thế nào ?
Rất may mắn là Picasa cũng cho phép chúng ta crop ảnh đã up thành những hình vuông hoàn hảo. ^^
Sau khi bạn thay kích thước ảnh mong muốn, chỉ cần thêm -c và đằng sau kích thước ảnh. Ví dụ như là : s200-c
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEji3dORMGlY6V50vfexdvOgBF8eVkylEN1VxoDul-N9A9PCv0URNkmH8K3Fiz_4pJ4b8ZVr5KuP1hSMLt1yAIWOpO5SRmo1zBzOm6SMkrKuWG-gL88EMREhCdcgDF7LegW-L5IQ3lvwD_w/s200-c/demo-2000x1200.jpg
Xem ảnh bên dưới :
Thủ thuật này rất hay phải không ? Nhưng áp dụng ở đâu đây ?
Bạn muốn áp dụng thủ thuật này thế nào là tùy ý của bạn nhưng mình xin đưa ra một vài hướng sử dụng như sau :
Như vấn đề đã đề cập ở đầu bài, mỗi khi post bài và cần tùy biến kích thước ảnh cho phù hợp, bạn có thể áp dụng cách này. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách này trong việc thiết kế template, ví dụ như là crop image để làm ảnh thu nhỏ cho bài viết chẳng hạn.
Bên cạnh đó,nếu bạn dán link sau vào khung địa chỉ trình duyệt :
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEji3dORMGlY6V50vfexdvOgBF8eVkylEN1VxoDul-N9A9PCv0URNkmH8K3Fiz_4pJ4b8ZVr5KuP1hSMLt1yAIWOpO5SRmo1zBzOm6SMkrKuWG-gL88EMREhCdcgDF7LegW-L5IQ3lvwD_w/s900-c/demo-2000x1200.jpg
Trình duyệt sẽ lập tức hiển thị bức ảnh như bình thường. Nhưng nếu bạn thêm -d vào sau kích thước ảnh như sau s900-d thì thế nào ?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEji3dORMGlY6V50vfexdvOgBF8eVkylEN1VxoDul-N9A9PCv0URNkmH8K3Fiz_4pJ4b8ZVr5KuP1hSMLt1yAIWOpO5SRmo1zBzOm6SMkrKuWG-gL88EMREhCdcgDF7LegW-L5IQ3lvwD_w/s900-d/demo-2000x1200.jpg
Trình duyệt của chúng ta sẽ không hiển thị bức ảnh mà sẽ lập tức hiển thị hộp download bức ảnh về máy. Rất thích hợp nếu bạn muốn làm gallery ảnh và người dùng chỉ cần click vào tấm ảnh để tải về.
Chú ý : Nếu bạn muốn tải ảnh đã crop sẵn thì thêm -c-d vào nhé. Ví dụ : s900-c-d
Chúc các thành công và đừng quên share bài viết này nếu các bạn thấy nó có ích nhé !
Tags:
Thủ thuật